Trứng vịt lộn là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Bên cạnh những lợi ích mang lại, trứng vịt lộn cũng ẩn chứa nhiều nguy hại mà nếu không sử dụng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lợi ích sức khỏe từ trứng vịt lộn.
Theo các chuyên gia, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt… Như vậy, một quả trứng vịt lộn cung cấp cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất cần thiết.
Để phát huy hết công dụng của trứng vịt lộn, người ta thường ăn kèm với rau răm, gừng tươi và 1 chút muối. Đây cũng chính là những vị thuốc Đông y giàu dược tính. Đông y cho biết, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Khi dùng chung với gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý… Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc thực phẩm,.. Trong khi đó, rau răm tính ấm có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí, mạnh gân cốt, chữa lạnh bụng, say nắng…
Tác hại khi ăn nhiều trứng vịt lộn
Những lợi ích của trứng vịt lộn là không thể phủ nhận. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng mà ăn quá nhiều sẽ gây nên những tổn hại cho cơ thể.
Gây thừa vitamin A
Ăn nhiều trứng vịt lộn và ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương.
Nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm
Trứng vịt lộn tuy giàu đạm nhưng cũng chứa nhiều cholesterol, nhất là những cholesterol xấu, tiềm ẩn gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gút…
Những người đã có sẵn bệnh cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim mạch, viêm gan… thì càng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn. Nếu ăn quá nhiều sẽ dần đến tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Không tốt cho người tỳ vị hư, yếu:
Theo Đông y, trứng vịt lộn tính lạnh, mát, người có tỳ vị hư ăn vào dễ gây đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng, ảnh hưởng không tốt đến gan, thậm chí dẫn đến nguy cơ xơ gan.
Ăn trứng vịt lộn như thế nào?
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để cơ thể có thể tiêu hóa được hết lượng protein cũng như chất béo trong trứng. Nên ăn kèm với rau răm, gừng và hạn chế ăn vào buổi tối để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.
Một số lưu ý
Đối với trẻ em trên 5 tuổi chỉ chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu, tránh cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
Đối với phụ nữ mang thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Khi ăn, không nên ăn kèm rau răm vì loại rau này có hại cho thai nhi. Riêng phụ nữ ở cuối thai kỳ, cần chú ý ăn theo khuyến nghị của bác sĩ bởi trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ, nạp nhiều năng lượng quá cũng không tốt cho sức khỏe của thai phụ.
Ngọc Mai VinaOrganic Tổng hợp.
Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:
VINAORGANIC CO.,LTD
HCM: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
HN: 67 LK Lacasta, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline/Zalo: 0975.299798 - 0938.299798
Phản ánh dịch vụ: 0936.224798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com
Youtube: youtube.com/@VinaOrganic
Tiktok: tiktok.com/@vinaorganic
Để lại một bình luận