Rong biển (tảo bẹ) là một loại thực phẩm rất giàu dưỡng chất, đã có nhiều nghiên cứu y tế hiện đại chứng minh rằng rong biển chính là liều thuốc quý mà đại dương mang lại và chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe con người. Ở Nhật bản, rong biển còn được biết đến như là một “thực phẩm trường thọ”.
Dưới góc độ y học, rong biển là một thực phẩm dưỡng sinh tốt, thường được dùng phối hợp trong thực đơn của người bị béo phì, người đái tháo đường do thành phần alga alkane mannitol trong rong biển cho một lượng calo rất thấp; thực phẩm cho người bị tăng huyết áp nhờ khả năng chống vón tiểu cầu; cung cấp i-ốt cho người suy tuyến giáp; cung cấp canxi cho trẻ còi xương. Gần đây nhiều nhà khoa học Nhật Bản cho rằng rong biển có khả năng chống phóng xạ và thải độc. Việc tiêu thụ rong biển có thể làm giảm lượng đường trong máu, mỡ máu và cholesterol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch, táo bón, ung thư, bệnh Alzheimer và có khả năng chống lão hóa.
Thành phần dinh dưỡng
Vitamin A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng… Ngoài ra còn có vitamin C (chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp vết thương mau lành và phòng bệnh chảy máu chân răng…), Iốt (khoáng chất rất cần thiết cho tuyến giáp, giúp phòng tránh bệnh bướu cổ…), DHA ( một acid béo không no cần thiết cho sự hoàn thiện hệ thần kinh, đặc biệt là thị giác. Ở người lớn, nó có tác dụng giảm triglyceride máu và cholesterol xấu, giúp dự phòng xơ vữa động mạnh, nhồi máu cơ tim…).
Công dụng của rong biển
Rong biển có rất nhiều loại: rong mơ màu xanh như bẹ lá, rong câu trong suốt và chia nhiều ngọn như san hô. Rong tía màu xanh pha ánh tía với bản to khổng lồ, rong sụn với những cành cây tua tủa. Rong mơ già dài đến vài chục thước, màu sậm hơn, chuyển sắc nâu, thân to và lá có thể phát triển đến cỡ như bàn tay đứa trẻ. Rong nho màu xanh lục, mọc thành từng chùm như những quả nho tí hon, hay một dề trứng cá chi chít, mọng nước… Và tất cả đều có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Giảm các bệnh huyết áp
Trong rong biển hàm chứa một lượng chất khoáng rất phong phú. Thực tế, khoa học đã chứng minh rằng rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Chính vì thế mà rong biển là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu đối với những người bị cao huyết áp.
Thải độc và cholesterol trong máu
Rong biển có tác dụng bổ máu, tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể. Ngoài ra, rong biển giàu i-ốt, phốt pho, canxi, selen, beta carotene, vitamin B1 và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Các khoáng chất này có thể làm giảm chất béo trong não, mạch máu, giảm cholesterol trong máu, nhờ đó giảm sự tích tụ mỡ trong cơ thể.
Phòng chống các bệnh ung thư, tiêu hóa tốt
Chất Alga alkane mannitol có trong rong biển là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi ( yếu tố quan trọng để ngăn chặn quá trình axit hóa trong máu), hạn chế các bệnh ung thư đường ruột, kết tràng và trực tràng. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm ngứa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu. Do đó,việc bổ sung rong biển trong thực đơn của người béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai và trẻ biếng ăn là điều cần thiết.
Tiết ra hormone sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển
Là chất không thể thiếu của tuyến giáp, nơi tiết ra hormone sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.
Tăng khả năng sinh nhiệt, giữ ấm cho cơ thể
Mùa đông lạnh rất thích hợp để ăn rong biển. Nó không chỉ làm cho cơ thể mạnh mẽ hơn mà còn có thể đóng vai trò giữ ấm. Rong biển là một kho canxi, sắt của con người. Bổ sung canxi và các loại thực phẩm giàu chất sắt có thể cải thiện khả năng thích ứng với cái lạnh của cơ thể. Rong biển phong phú về i-ốt, có thể thúc đẩy bài tiết hormone tuyến giáp, tăng khả năng sinh nhiệt của cơ thể, chống cảm lạnh.
Cách chế biến rong biển đúng cách
Đặc tính của rong biển là tanh, vì thế khi nấu cần biết cách chế biến sao cho rong bớt tanh, có thể ngâm nước, ướp thêm gia vị hoặc nấu chung với những thực phẩm có thể át được mùi.
Nên ngâm khoảng 15 phút với nước lạnh, sau đó bóp nhẹ với muối ăn, rửa sạch nước muối. Đun sôi nước rồi mới cho rong biển vào, nấu khoảng 5 phút bắc ra là được, không nên đun quá lâu sẽ bị dai hoặc nhừ không ngon.
Với rong biển tươi, phải ngâm nước ít nhất 6 tiếng trước khi chế biến. Sau đó luộc sơ với giấm để rong biển mềm rồi rửa sạch lại một lần nữa bằng nước lạnh. Với rong biển khô nên hấp cách thủy trong 30 phút hoặc hơn rồi ngâm nước lạnh qua đêm.
Thực đơn cho mẹ bầu và gia đình
+ Canh rong biển: Rong biển khô xoắn ngâm nước hơi nóng một chút cho nở ra. Sườn non, thịt gà, thịt bò băm ướp gia vị xào sơ sau đó cho nước vào, khi sôi vặn nhỏ lửa đun một lúc. Bắc ra có thể cho thêm hành hoa hoặc thì là. Món này cực kỳ bổ dưỡng cho não của bé. Lần đầu có thể hơi khó ăn một chút vì hơi tanh, nên ăn nóng sẽ ngon hơn. Có thể nấu với cà chua, đậu hũ non cũng rất ngon.
+ Rong biển cuốn cơm (loại rong biển đã sơ chế): Bắc chảo lên bếp để khô, sau đó cho một chút dầu ăn vào, vặn bếp nhỏ lửa, cho một miếng rong biển vào, rắc đều một chút gia vị lên trên, lật mặt sau lại cho ngấm. Lấy ra cắt khoảng làm 4 hoặc 6, cho cơm vào cuộn lại như nem, có thể trộn thêm rau củ tùy thích. Ăn nóng sẽ rất ngon.
+ Gỏi rong biển: Nên dùng rong câu chế biến. Chỉ cần trộn rong câu với rau thơm, nước mắm chua ngọt, tỏi ớt băm nhuyễn, thêm thịt tôm tùy ý, bày ra dĩa sắp dưa leo, cà chua là thành món ăn giải nhiệt ngày hè.
+ Rong biển trộn rau răm: Rong biển ngâm, rửa sạch, luộc chín. Rau răm nhặt rửa sạch, tôm lột vỏ, bỏ đầu và chỉ đen trên lưng, ướp hành băm với muối. Cho dầu vào chảo với ớt bột, chờ sôi. Cho tôm vào, trộn đều với nửa chén nước sôi + muối + đường, rong biển. Đun cho sôi lại thì bắc xuống, nêm bột ngọt và nước mắm cho vừa ăn, múc ra chén nhỏ. Rong biển chấm với tôm kho rất ngon.
+ Rong biển xào hoặc sốt chua ngọt: Món này có thể sốt chung với cà chua, đậu hũ non hoặc xào với các loại rau, thịt, nấm.
+ Chè rong biển: Có thể nấu chung với đậu xanh hoặc nấu thạch. Là món ngon, mát, bổ ngày hè.
Thực đơn tham khảo cho bé
Đối với trẻ em, khoảng đến tháng thứ 6, khi các chức năng tiêu hóa và tuần hoàn trong cơ thể đã hoàn chỉnh và hoạt động tốt thì có thể bắt đầu cho bé ăn rong biển trong thực đơn ăn dặm.
Có thể nấu chung trong cháo hoặc xay nhuyễn rắc vào cháo cho bé ăn mỗi tuần một lần. Tuy nhiên lưu ý là các loại rong biển khô thường rất mặn nên việc nêm gia vị cần gia giảm muối.
+ Cháo trứng, rong biển: Cho 1 ít rong biển wakame vào chén nước hơi ấm ngâm vài phút, vớt ra xay nhuyễn, thịt nạc băm nhuyễn hầm với nước, lược qua rây, lấy nước nấu cháo. Cháo sôi, cho lòng đỏ trứng vào đánh đều tay, nêm 1 ít nước mắm rồi cho wakame đã xay nhuyễn vào là bé có thể dùng được.
+ Cháo tôm, rong biển: Tôm giã nhuyễn, ướp chút gia vị, cho vào nước sôi, lược qua rây để lấy nước dùng cho cháo. Lá ron biển ngâm mềm, xay nhuyễn. Nấu cháo lên, cho rong biển, 1 muỗng nhỏ dầu ăn vào là được.
Những bé đã có thể ăn cơm thì có thể cho bé ăn các món mà gia đình dùng, giảm chút gia vị trong món ăn của bé. Một số loại rong biển được chế biến sẵn như bim bim, giúp bé dễ ăn và thích thú hơn.
VinaOrganic Tổng hợp
[sc:Address]
Có 2 lượt bình luận
Rất hấp dẫn và tràn trề dinh dưỡng, rất tiếc là mình chưa thể quen với mùi vị của nó,,,
Hihi, bạn dùng đi rồi sẽ biết nó lợi đến thế nào! :D