Lưu ý TOP 10 thực phẩm khi không an toàn có thể làm bạn bị ngộ độc

Ngộ độc thực phẩm là một “trải nghiệm” vô cùng khủng khiếp, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nhưng thật khó để xác định xem thực phẩm nào thật sự là an toàn để ăn, một phần vì vấn đề này tương đối khó xác định bằng mắt thường, một phần vì ngay bản thân những thực phẩm này nếu không biết bảo quản và sử dụng đúng cách cũng sẽ trở thành những “kẻ thù âm thầm” ngay trong chính căn bếp của bạn.

1. Rau lá xanh

rau huu co

Không thể phủ nhận sức mạnh của rau xanh đối với những bữa ăn lành mạnh và sức khỏe tổng thể con người. Đặc biệt với những tín đồ giảm cân và đang trong chế độ ăn kiêng lành mạnh, chắc chắn những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như những loại rau lá xanh sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Đó có thể là cải bó xôi (rau bina), rau cải xoăn, củ cải đường…

Nhưng rau lá xanh có thể bị ô nhiễm bởi phân, nước bẩn hoặc không rửa tay trước khi bạn chế biến chúng. Để tránh bị bệnh, hãy rửa sản phẩm và ngăn ngừa lây nhiễm chéo (xử lý không đúng cách với thịt cá tươi sống trong nhà bếp có thể lây lan vi khuẩn với các loại thực phẩm, trong đó có rau lá xanh) bằng cách rửa tay và sử dụng thớt riêng.

2. Trứng

Trứng

Từ năm 1998, món ăn ưa thích này được cho là có liên quan tới ít nhất 138 vụ dịch, thường do vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn này có thể ẩn nấp bên trong trứng, bởi vậy cần tránh ăn các sản phẩm có chứa trứng sống, bao gồm cả bột trộn bánh. Hãy chế biến trứng thật chín trước khi ăn bởi đó chính là chìa khóa tốt nhất có thể giết chết các vi khuẩn. Theo các chuyên gia, trứng là một thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên các mặt hàng tươi sống như trứng có thể bị nhiễm bẩn và cần phải được xử lý đúng cách.

3. Thịt

thanh phan dinh duong trong thit tho

Là một món ăn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, đặc biệt chúng có thể chế biến được thành nhiều món nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, thịt cũng là “thủ phạm” gây ra ít nhất 33.000 ca bệnh giữa năm 1998-2010. Gà là “kẻ phạm tội” đầu tiên với 455 vụ dịch và với 7.000 ca bệnh; thịt bò đứng thứ hai, trong tháng 8 năm 2013, 50.000 pound thịt bò đã bị thu hồi do ô nhiễm có thể có nguy hiểm liên quan tới E.coli O157…

Theo các chuyên gia, những thực phẩm tươi sống từ động vật nếu chưa được nấu chín đều dễ trở thành những loại thực phẩm có thể bị ô nhiễm. Bởi vậy, hãy chắc chắn những thực phẩm tươi sống được nấu chín một cách cẩn thận. Hãy làm sạch bề mặt như dao thớt đã được dùng chế biến những thực phẩm tươi sống trước đó để tránh thức ăn bị nhiễm bẩn và gây nên những vụ ngộ độc không đáng có.

4. Cá ngừ

Dù là một món ăn ngon với những công thức chế biến phong phú nhưng cá ngừ cũng là một loại cá có thể bị ô nhiễm bởi scombrotoxin, gây dị ứng đỏ da, nhức đầu và chuột rút.

Nếu bảo quản không đúng cách sau khi được đánh bắt như để trong nhiệt độ môi trường nóng bức, cá tươi có thể “giải phóng” các độc tố. Bởi vậy với cá ngừ và các loại thủy hải sản, tươi mới là điều quan trọng nhất. Những loại thủy hải sản cần được giữ lạnh một cách thích hợp từ lúc được đánh bắt cho tới khi được đưa vào chế biến những món ăn mà bạn ưa thích.

5. Hàu

Hàu được xem như là lựa chọn hàng đầu của nhiều cánh mày râu bởi chúng giàu chất bổ và kích thích tố, đặc biệt là chứa nhiều kẽm, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy thịt hàu chứa nhiều chất bổ và khoáng tố vi lượng tốt cho sức khỏe nhưng chúng thuộc loài hải sản sống dưới nước và ăn các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… Nếu nguồn nước hàu sinh sống bị nhiễm bẩn, hoặc những con hàu bị nhiễm bẩn trong quá trình xử lý sẽ là nguyên nhân chính gây ra những vụ ngộ độc. Nếu ăn hàu sống hoặc chưa được nấu chín, sò có thể chứa vi trùng norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus – có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Tốt nhất nên nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

6. Khoai tâydinh duong tu khoai tây

 

Khoai tây tươi được cạo vỏ và nấu chín thật khó có khả năng gây bệnh. Nhưng xem ra, nếu đó là một món salad khoai tây, đặc biệt là salad khoai tây đó được chuẩn bị ở một nhà hàng không sạch sẽ hay ở một quán ăn nhanh nào đó ven đường thì nguy cơ cho sức khỏe của bạn rất cao.

Ô nhiễm chéo là nguyên nhân chính khiến khoai tây bị xem là có liên quan đến những vụ ngộ độc thực phẩm gần đây. Thịt trộn cùng khoai tây có thể là gốc rễ nguyên nhân chính của vấn đề, điều này khó có thể được kiểm tra và rất dễ xảy ra những vụ ngộ độc nếu thịt chế biến cùng khoai tây trong những món salad đã bị nhiễm độc. Dịch khoai tây liênquan đến bệnh tật đã được truy nguồn từ vi khuẩn như Listeria (có trong các quầy thịt nguội), Shigella, E.coli và Salmonella.

Đặc biệt, bạn không nên ăn khi củ khoai tây đã mọc mầm bởi khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có

thể gây ngộ độc. Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây. Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha.

Cách tốt nhất để làm giảm các chất độc này là chiên ở nhiệt độ cao (170 độ C). Nếu bạn vô tình ăn phải khoai tây chứa chất độc, hãy đến bác sĩ ngay.

7. Cà chua

cach-lam-tuong-ca-chua-4

 

Cà chua đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.

Với cà chua, bạn không nên ăn trước bữa ăn vì có thể làm tăng axit dạ dày và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu khác. Bạn cũng không nên ăn cà chua khi chúng chưa chín vì khi cà chua còn xanh, chưa chín hẳn thì vẫn chứa chất độc solanine. Khi ăn phải cà chua xanh bạn sẽ có cảm giác đắng chát ở khoang miệng, nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn tiết nước bọt, yếu sức…

8. Rau mầm

Huong-dan-trong-rau-mam-cu-cai-trang-tai-nha

Những nguyên liệu cho các món sa lát hấp dẫn như giá đỗ, mầm cải ngọt, mầm cải đắng, mầm rau muống… có thể rất dễ bị nhiễm khuẩn. Theo các chuyên gia, những hạt giống nảy mầm trong ấm áp, ẩm ướt, nó giống như một “chuyến spa” cho vi khuẩn.

Bởi vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu cần tránh ăn mầm sống. Còn những người khỏe mạnh cũng nên có một chút lưu ý khi ăn rau mầm. Nếu rau mầm là món ăn ưa thích của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã xào hoặc trần (trụn) qua chúng trước khi ăn để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bị những cơn ngộ độc thực phẩm không đáng có.

9. Dưa

Dưa hấu

Dưa hấu vốn chẳng có gì nguy hiểm, nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan đến dưa đỏ – một thành viên của gia đình dưa. Trong năm 2012, 261 người đã bị nhiễm Salmonella sau khi ăn dưa đỏ trồng trên một nông trại ở Indiana (Hoa Kỳ). Chúng ta nên lau rửa bề mặt của dưa giống như khoai tây bằng cách dùng bàn chải cứng và rửa dưa dưới vòi nước đang chảy. Làm sạch như vậy để chắc chắn rằng khi bạn cắt dưa, những vi khuẩn và bụi bẩn từ bên ngoài không lan xuống dưới vào bên trong trái dưa.

10. Sữa tươi

Sữa tươi

Sữa tươi là sữa chưa được tiệt trùng hoặc đun nóng để diệt khuẩn. Nó “đi thẳng” từ con bò tới cốc sữa để bàn của bạn. Bỏ qua các bước thanh trùng về cơ bản có nghĩa là các vi khuẩn được tìm thấy trong thịt bò cũng có thể có trong cốc sữa tươi của bạn như Salmonella, Campylobacter, E.coli… Giải pháp đơn giản hãy hạn chế đến mức tối đa những sản phẩm sữa tươi chưa tiệt trùng, đặc biệt nếu bạn đang mệt mỏi và bị suy giảm hệ miễn dịch.

Hiện nay, vấn đề thực phẩm vẫn đang là vấn đề gây nhức nhối cho người tiêu dùng, vậy phải làm sao để tránh nạn ngộ độc thực phẩm khi mà thị trường thực phẩm đang bị trà trộn giữa thật và giả quá nhiều.

Cách duy nhất, là bản thân mỗi người, hãy cố gắng chọn mua, và tìm hiểu kĩ xuất xứ sản phẩm mình đang cần , nhằm hạn chế tối đa hậu quả xấu do ngộ độc thực phẩm gây ra.

 

Hồng Ánh [Tổng Hợp]

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

VINAORGANIC CO.,LTD
HCM: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
HN: 67 LK Lacasta, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline/Zalo: 0975.299798 - 0938.299798
Phản ánh dịch vụ: 0936.224798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com
Youtube: youtube.com/@VinaOrganic
Tiktok: tiktok.com/@vinaorganic

 

Chia sẻ ngay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *