Mỗi loài vật đều có một cái tên, nguồn gốc sinh ra chúng và đậu nành cũng thế… Vì sao chúng tôi lại đề cập đến điều này, vì khi bạn sử dụng bất cứ một sản phẩm nào thì bạn cần phải biết nguồn gốc, xuất sứ để khẳng định rằng bạn là một người tiêu dùng thông minh, vì chúng tôi biết bạn cũng sẽ tò mò như chúng tôi về một điều mà bạn chưa được biết và điều này sẽ cung cấp cho bạn một ít kiến thức thú vị mà bạn nên biết….
Nguồn gốc, lịch sử hình thành
Tại vùng Đông Bắc của Trung Quốc, người nông dân đã khám phá và trồng một loại cây đậu mà sau đó đã trở thành một loại thực phẩm thiết yếu cho các dân tộc Á châu và thế giới ngày nay vào thế kỷ XI (TCN). Sau đó, chúng nhanh chóng trở thành một mặt hàng xuất khẩu ở Trung Quốc sau khi cuộc chiến tranh Trung-Nhật xảy ra trong những năm 1894-1895. Lúc đó, đậu nành trở thành một loại phân bón cực kỳ tốt cho cây trồng dưới dạng các bánh dầu tại Nhật Bản.
Năm 1908, lô hàng đậu nành đầu tiên được xuất khẩu tới châu Âu và đã gây sự chú ý rất lớn trên thế giới.
Năm 1765, Samuel Bowen đã giới thiệu đậu nành vào quốc gia Mỹ. Ban đầu, chúng được phát triển mạnh ở các vùng phía Đông và Đông Nam của Mỹ. Mỹ đã trở thành một quốc gia thống trị sản xuất đậu nành trên TG vào những năm 1950-1970, chiếm hơn 75% sản lượng của thế giới.
Đến năm 2003, tỷ trọng sản xuất đậu nành của Mỹ so với TG giảm xuống đến 34%, nhưng Argentina và Brazil lại tăng lên 18% và 28%.
Đậu nành được sử dụng trên thế giới như thế nào?
Ở châu Á: Hầu hết các quốc gia ở châu Á sử dụng đậu nành như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Chúng được sử dụng dưới dạng tươi hoặc được lên men, sấy khô và trở thành những món ăn thông dụng của phương Đông.
Món Natto
(Đậu nành lên men nhờ vi khuẩn bacilluss subtilis natto)
Ở châu Mỹ: Ban đầu, đậu nành được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón. Sau đó, chúng trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tại Mỹ. Các dòng sản phẩm xuất khẩu chính ở đây là khô dầu, dầu và hạt đậu nành. Phần lớn chúng được chế biến thành dầu ăn và tạo ra các sản phẩm liên quan đến dầu đậu nành như bơ, dầu ăn thường sử dụng trong các món salad.
Năm 1935, chủ tịch công ty xe hơi Ford, Henry Ford đã bỏ ra 1.250.000 đô la để đầu tư cho các nghiên cứu về đậu nành nhằm áp dụng vào các lĩnh vực kỹ nghệ và thực phẩm. Và kết quả đạt được từ các nghiên cứu cũng rất đáng kể, chúng được sử dụng trong sơn xe, bộ phận giảm sóc. Từ bột đậu nành, bột gỗ, plastic các nhà nghiên cứu đã tạo ra một chất tổng hợp để tạo ra khung xe. Chiếc xe đậu nành đầu tiên trên thế giới được ra đời.
Ngày nay, dầu đậu nành cũng được sử dụng trong sơn công nghiệp, sơn dầu, mực in và các sản phẩm khác.
Trong ngành công nghệ thực phẩm, bột đậu nành được sử dụng như một chất phụ gia tạo gel sử dụng trong sản xuất các sản phẩm giò chả, xúc xích…Ngoài ra, lecithin là một chất được chiết xuất từ đậu nành. Chúng được sử dụng trong các sản phẩm bánh, kẹo…nhằm mục đích tránh hiện tượng tách lớp cho các sản phẩm này. Đậu nành còn được chế biến thành những sản phẩm dạng sữa, sản phẩm ăn liền như đậu nành sấy giòn, sữa đang rất phát triển trên thị trường.
Hiện nay, cũng có một số nghiên cứu sản xuất chất bôi trơn và nhiên liệu cho các động cơ để thay thế cho một số nhiên liệu xăng dầu hiện tại từ đậu nành.
Hotline/Zalo | 0975.299798 0938.299798 |
Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:
VINAORGANIC CO.,LTD
HCM: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
HN: 67 LK Lacasta, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline/Zalo: 0975.299798 - 0938.299798
Phản ánh dịch vụ: 0936.224798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com
Youtube: youtube.com/@VinaOrganic
Tiktok: tiktok.com/@vinaorganic
VinaOrganic
Để lại một bình luận