Có những loại rau mầm nào ăn được và không nên ăn mà bạn cần biết?

Rau mầm là loại rau đang được sử dụng rất phổ biển vì cách trồng đơn giản, thời gian thu hoạch nhanh và chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với các loại rau thông thường. Dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại rau mầm nào cũng có thể ăn được. Cùng VinaOrganic khám phá thế giới rau mầm, loại nào nên ăn và loại nào nên tránh nhé!

Rau mầm là gì? Những loại rau mầm nào nên ăn và những loại rau mầm nào không nên ăn? Cùng VinaOrganic tìm hiểu nhé.

Thế nào là rau mầm?

Rau mầm là loại cây non mới nảy mầm có chiều dài trung bình từ 5 – 10cm. Thường thu hoạch sau thời gian ngắn khoảng 5 – 7 ngày gieo trồng. Rau mầm thường rất non, mềm, mọng nước và có vị ngọt, hơi cay nồng tùy theo từng loại rau.

Để trồng rau mầm không cần quá nhiều diện tích, không gian cũng như vật tư cầu kỳ. Chỉ với một vài khay xốp/ khay nhựa, xơ dừa, hạt giống và công tưới nước là bạn đã có một vườn rau tươi xanh ngay trong nhà. Thế nhưng không phải loại rau mầm nào cũng có thể ăn được, một số loại rau mầm sẽ gây hại cho sức khỏe nếu không may ăn phải.

Những loại rau mầm nào ăn được?

Rau mầm củ cải

Rau mầm củ cải có rất nhiều chất xơ, cao hơn khoảng 5 lần so với rau thường. Giàu vitamin A, C, D, sắt, đạm và canxi tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã chứng minh trong mầm củ cải chứa hàm lượng vitamin C gấp nhiều lần trong sữa; hàm lượng vitamin A và Canxi gấp 10 lần trong khoai tây. Rau mầm cải củ có vị hơi hăng giúp kích thích ăn ngon và tiêu hóa tốt. Thường được chế biến thành các món salad, ăn kèm như rau sống.

Rau mầm súp lơ xanh

Rau mầm súp lơ xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 30 lần so với súp lơ trưởng thành.  Đặc biệt là các hợp chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa được biết đến với tác dụng phòng chống bệnh ung thư, tốt cho da và có tác dụng làm đẹp rất hiệu quả.

Rau mầm súp lơ xanh có thân nhỏ, màu xanh, có vị ngọt, giòn thích hợp nấu bột ăn dặm, là loại rau thích hợp dành cho trẻ nhỏ. Hơn nữa nó còn một vị thuốc rất tốt, để chống ung thư, giảm lượng cholesterol.

Rau mầm đậu xanh

Rau mầm đậu xanh là một loại rau phổ biến trong nhiều gia đình từ bao đời nay. Thường được gọi với tên là giá đỗ. Mầm đậu xanh chứa chất riboflavinco có tác dụng tốt trong việc chống lão hóa tế bào, ngăn ngừa các bệnh về răng. Chúng cũng được đánh giá là chứa nhiều vitamin C và E, lượng calo thấp giúp thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, giảm cholesterol và có tác dụng làm đẹp da.

Rau mầm rau muống

Đây cũng là loại rau mầm rất được yêu thích hiện nay. Mầm rau muốn giàu xơ, rất thích hợp cho những người đang ăn kiêng. Bên cạnh đó, loại rau này còn có nhiều đạm, thích hợp cho người mới ốm dậy hay cơ thể suy nhược để bổ sung lại dinh dưỡng. Ngoài ra, mầm rau muốn còn là nguồn bổ sung sắt rất tốt cho những người bị thiếu máu.

Rau mầm đậu nành

Rau mầm đậu nành cực giàu vitamin nhóm B, C, E giúp bảo vệ tim mạch, phòng chống các bệnh về huyết áp. Bổ sung canxi giúp xương chắc khoẻ. Đặc biệt giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như da khô, nám da, tàn nhan.

Rau mầm đậu đen, đậu đỏ

Bên cạnh đậu xanh, rau mầm đậu đen và đậu đỏ cũng là những loại rau mầm ăn được và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa nhiều đạm, chất xơ, canxi và chất chống oxy hóa. Có thể đề phòng nhiều loại bệnh về tim mạch, giải độc, chống táo bón, lão hóa. Vitamin E trong mầm đậu đen đậu đỏ còn có hiệu quả làm đẹp cho làn da.

Rau mầm hướng dương

Là một trong những loại rau mầm có giá trị cao. Mầm hướng dương có vị ngọt bùi, rất ngon và bổ dưỡng cho cơ thể. Chúng có hàm lượng protein cao, lên đến 25%. Đồng thời rất giàu carotene, vitamin B2 và các khoáng chất có lợi. Mầm hướng dương đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai.

Những loại rau mầm nào không thể ăn?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Mầm hạt đậu ván già có độc chất sapo glucozite và trypsin… Khi ăn phải sẽ dẫn đến bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực. Trương trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, không nên dùng hạt giống của các loại rau thường để trồng rau mầm. Vì thông thường, để bảo quản hạt giống khỏi sự tấn công của côn trùng gây hại và nấm mốc, nhà sản xuất thường tẩm hoặc trộn thuốc bảo vệ thực vật. Với phương thức và thời gian trồng của rau mầm, lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa kịp phân hủy, có thể còn tồn dư rất lớn, gây hại cho sức khỏe con người. Tham khảo cách trồng rau mầm tại nhà đơn giản và hiệu quả ở đây nhé.

Trên đây là một số kiến thức về các loại rau mầm phổ biến để bạn có thể lựa chọn trồng tại nhà. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được một vườn rau mầm sạch, an toàn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Ngọc Mai VinaOrganic

Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

VINAORGANIC CO.,LTD
HCM: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
HN: 67 LK Lacasta, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline/Zalo: 0975.299798 - 0938.299798
Phản ánh dịch vụ: 0936.224798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com
Youtube: youtube.com/@VinaOrganic
Tiktok: tiktok.com/@vinaorganic

Chia sẻ ngay!

Có 2 lượt bình luận

  • Nhung Trả lời

    Bạn ơi, cho mình hỏi: có thể trồng rau mầm từ hạt đậu đũa được không ? Cám ơn bạn

    26 Tháng Một, 2024 lúc 05:27
    • VinaOrganic Trả lời

      Chào bạn, hạt rau đậu thì cơ bản đều có thể trồng rau mầm được hết bạn nhé! Tuy nhiên tùy vào mỗi loại thì việc ăn được hoặc ăn ngon dễ ăn sẽ khác nhau. Nên thông thường người ta chỉ hay làm rau mầm từ hạt muống, cải là phổ biến thôi bạn.

      26 Tháng Một, 2024 lúc 08:33

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *