Khi chọn bất kể một thực phẩm nào thông thường chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào hạn sử dụng của nó và lựa chọn theo sở thích hoặc thói quen. Tuy nhiên tiêu chí đề lựa chọn một sản phẩm tốt không chỉ nằm ở hạn sử dụng mà chính là hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong một đơn vị khối lượng sản phẩm. Vậy đọc bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm như thế nào?
Công dụng của bảng thành phần dinh dưỡng
Bảng thành phần dinh dưỡng giúp chúng ta xác định được lượng calo và chất dinh dưỡng có trong một khẩu phần thực phẩm. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, đường, đạm, vitamin và khoáng chất .
Khẩu phần thực phẩm là gì?
Khẩu phần là thông tin về lượng calo nhất định được chuẩn hóa trong một đơn vị nhất định như chén, gam hay ml. Thông qua khẩu phần mà chúng ta có cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Ví dụ: Trong sữa tiệt trùng vinamilk có đường thì khẩu phần dinh dưỡng được tính trong 100ml thì chứa 75,9 kcal, 3,5g chất béo, 3,1 chất đạm….Nếu mà bạn uống một bịch sữa 220 ml thì tất cả các chỉ số sẽ nhân 2,2 lần.
Hiểu bảng thành phần dinh dưỡng như thế nào?
1. Lượng Calo
Calo là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới cân nặng, vì vậy đây là chỉ số đầu tiên bạn cần chú ý . Theo quy chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA), thông tin về calo thường ở dạng chữ lớn và bôi đậm để bạn có thể dễ dàng xác định ngay từ đầu.
Lưu ý đối với những người muốn giảm cân, chúng ta nên chọn sản phẩm càng ít calories càng tốt, đặc biệt là lượng calories từ chất béo, bạn có thể dựa vào con số sau để xác định lượng calories :
40 calories : thấp
100 calories : vừa
400 calories : cao
2. Chất xơ
Chúng ta cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày. Một thực phẩm được coi là chứa nhiều chất xơ nếu mỗi khẩu phần có chứa ít nhất 5g chất xơ. Các loại hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cung cấp nhiều chất xơ.
3. Chất béo
Chât béo có 3 loại, mỗi loại có những ảnh hưởng khác nhau tới cơ thể vì thế khi lựa chọn một thực phẩm phải xem xét rõ trên bảng thành phần dinh dưỡng chứa thành phần chất béo nào?
- Chất béo bão hòa (Saturated Fat ) là chất béo xấu, khi kết hợp với đồ ăn giàu tinh bột tăng thêm nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, máu hoặc nội tạng nhiễm mỡ.
- Chất béo chuyển hóa (Trans Fat ) là chất béo xấu làm tăng cholesterol, gây nguy cơ mắc bệnh tim gấp 3 lần so với chất béo bão hòa.
- Chất béo không bão hòa (Unsaturated fat ) là chất béo tốt, làm giảm cholesterol trong máu và kiểm soát tiểu đương tuýp 2.
4. Muối
- Tiêu thụ một lượng muối cao sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thận.
- Những người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, thận, loãng xương hay phụ nữ mang thai hạn chế muối trong chế độ ăn dưới 1.500mg/ngày.
- Đối với người bình thường chế độ muối dươi 2.300mg/ngày.
5. Một số thông tin khác
Một số chất trong bảng thành phần dinh dưỡng cầ ăn một lượng vừa và đủ như các loại vitamin, canxi, sắt để đảm bảo sức khỏe, giảm bệnh tật.
Không phải tất cả các chất được liệt kê trong bảng thành phần dinh dinh dưỡng đều có lợi cho sức khỏe. Vì thế mà am hiểu về thông tin dinh dưỡng là vô cùng quan trọng giúp chúng ta bảo vệ và cải thiện sức khỏe hằng ngày.
Nga Mi VinaOrganic
Hãy xem thêm những thông hữu ích cho sức khỏe trên VinaOrganic nhé.
Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:
VINAORGANIC CO.,LTD
HCM: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
HN: 67 LK Lacasta, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline/Zalo: 0975.299798 - 0938.299798
Phản ánh dịch vụ: 0936.224798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com
Youtube: youtube.com/@VinaOrganic
Tiktok: tiktok.com/@vinaorganic
Để lại một bình luận