Khoai mì – Ăn như thế nào để vừa ngon vừa đảm bảo an toàn

Khoai mì (sắn) là một thực phẩm quen thuộc và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Loại thực phẩm này rất giàu tinh bột, và chứa một lượng đáng kể chất đạm, khoáng chất, vitamin A, B và C. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm có chứa độc tố mà nếu không cẩn thận khi sử dụng có thể để lại hậu quả đáng tiếc.

Nguy hiểm từ việc ăn khoai mì sống

Khoai mì có thể nguy hiểm nếu được tiêu thụ nguyên chất, với số lượng lớn hoặc khi nó được chuẩn bị không đúng cách. Nguyên nhân là do trong thực phẩm này có chứa các hoá chất gọi là cyanogenic glycosides. Hợp chất này nếu có hàm lượng nhiều sẽ gây ngộ độc cyanua cấp tính có thể dẫn đến tử vong cho người và gia súc. Hàm lượng của hợp chất độc này tùy thuộc vào giống cây và tùy vào điều kiện chăm bón. Có rất nhiều loại khoai mì căn cứ vào hàm lượng cyanua. Khoai mì ngọt thì hàm lượng cyanua chứa bên trong là 40-130 ppm (phần triệu); khoai mì không đắng chứa hàm lượng cyanua khoảng 40-180 ppm; khoai mì đắng chứa khoảng 80-412 ppm và khoai mì cực đắng chứa 280-490 ppm.

Với hàm lượng cyanua ít hơn 50 ppm thì khoai mì được xem là vô hại. Tuy nhiên, nếu cứ ăn trong suốt một thời gian dài thì cuối cùng cũng bị ngộ độc cyanua. Ăn khoai mì đắng không được xử lý đúng cũng sẽ bị ngộ độc cyanua, có thể làm giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh. Nó có liên quan đến tê liệt và tổn thương cơ quan và có thể gây tử vong.

Cách ăn khoai mì đúng và an toàn

Khoai mì cần phải được lột bỏ vỏ (vỏ chứa hầu hết các hợp chất sản xuất cyanua), cắt bỏ phần đầu và đuôi vì những phần này chứa nhiều độc chất. Sau khi lột vỏ, ngâm trong nước khoảng 2 ngày (hoặc ít nhất qua đêm) với nước muối hoặc nước vo gạo để giảm bớt độc tố.

Vì các chất hoá học độc hại được tìm thấy trong khoai mì thô, nên cần phải nấu cơm thật kỹ bằng cách luộc, rang hoặc nướng. Khi luộc nên luộc với nhiều nước, thay 2-3 lần nước để loại bỏ độc tố. Đồng thời, khi luộc hoặc nấu nên mở vung nhiều lần để độc tố trong sắn bay theo hơi nước ra ngoài.

Không ăn khoai mì cao sản, có nhựa, có vị đắng… vì chứa rất nhiều chất độc. Nên ăn chung với thực phẩm giàu protein vì protein giúp loại bỏ chất độc cyanua. Đồng thời duy trì chế độ ăn uống cân bằng cũng như ngăn ngừa những ảnh hưởng bất lợi từ loại thực phẩm này bằng cách đưa nhiều loại thực phẩm vào chế độ ăn kiêng của bạn và không dựa vào nó như là nguồn dinh dưỡng duy nhất của bạn.

Ngọc Mai VinaOrganic Tổng hợp

Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

VINAORGANIC CO.,LTD
HCM: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
HN: 67 LK Lacasta, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline/Zalo: 0975.299798 - 0938.299798
Phản ánh dịch vụ: 0936.224798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com
Youtube: youtube.com/@VinaOrganic
Tiktok: tiktok.com/@vinaorganic

Chia sẻ ngay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *