Lợi ích và dinh dưỡng từ trái Sung

Trái sung được biết đến với món sung ướp hay ăn gém, hoặc được mọi người truyền nhau để thai phụ sau sinh ăn cho nhiều sữa vì quả có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe. 

Sung khi chín ăn thơm mát, là một món quà vặt của trẻ con nông thôn. Trên thực tế, sung là loại cây quý. Từ quả đến lá, thân, cành đều có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon và lạ miệng với sung như: gỏi trái sung, trái sung non muối chua, dùng lá sung gói cuốn, đọt sung non luộc chấm kho quẹt…

Thành phần dinh dưỡng

+ Trái sung chứa nhiều vitamin A, B và khoáng chất như phốt-pho, can-xi, chất sắt và ma-giê.

+ Pectin, một chất xơ hòa tan có trong trái sung, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón, loại bỏ cholesterol tích tụ trong cơ thể.

+ Hàm lượng sodium thấp và kali cao, giúp phòng ngừa chứng cao huyết áp.

+ Trái sung khô chứa các a-xít béo omega-3 và omega-6 cùng với phenol. Đây là những chất giúp ngừa bệnh tim mạch vành.

+ Là một nguồn cung cấp can-xi, giúp củng cố xương. Enzyme proteolytic trong sung hỗ trợ hệ tiêu hoá cho người mẹ.

+ Theo phân tích nghiên cứu, trong loại quả này có hơn 10 thành phần dinh dưỡng như đường glucoza, gluco, axit hữu cơ, men lipid, men protein…

Công dụng của trái Sung

+ Sung giàu kali giúp điều hòa lượng đường trong máu, nhiều sắt giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, chữa trị hiệu quả chứng viêm họng (30g rễ sung sắc lấy nước uống). Nếu bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, lấy 50g lá sung, một ít màng mề gà, thần khúc, sơn tra mỗi loại 10g, sắc lấy nước uống. Để trị bệnh trĩ, chỉ cần mỗi ngày người bệnh ăn 10 quả sung, quả vả tươi, ăn liền trong 2 – 3 tháng.

 

+ Theo truyền thống, sung cũng được sử dụng để điều trị chứng suy giảm khả năng tình dục. Việc điều trị này đòi hỏi phải ngâm khoảng 2-3 trái trong sữa qua đêm và ăn vào sáng hôm sau.

+ Nghiền nát trái sung tươi, sau đó bôi lên mặt và để trong vòng từ 10 đến 15 phút. Cách này giúp điều trị mụn trứng cá và mụn nhọt.

+  Ngoài ra, ăn trái sung có thể giảm mệt mỏi, tăng cường sức mạnh trí não, cải thiện thị lực (khi có tuổi, chúng ta dễ mắc chứng thoái hóa điểm vàng – một trong những nguyên nhân gây mù lòa và bị suy giảm thị lực).

+ Quả sung có tác dụng giải độc, chữa viêm ruột, họng đau, trĩ… Sung hầm chân giò là món ăn lợi sữa cho phụ nữ. Phụ nữ sau sinh ít sữa có thể ninh nhừ 200g chân giò lợn với khoảng 8 quả sung, quả vả để ăn. Rễ sung sắc lấy nước uống có thể trị viêm họng.

+ Nhựa sung có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột và phòng chống ung thư.

+ Sung chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non. Chất Psoralens có trong sung có tác dụng giảm sám, nạm da cho mẹ bầu. (Lưu ý: ở một số phụ nữ mang thai, ăn sung có thể gây dị ứng).

Sung là một loại quả dân dã, dễ kiếm và rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé vì có chứa chất xơ và một số vitamin tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyến cáo các mẹ chỉ nên cho bé thử ăn sung khi con tròn 8 tháng tuổi.

Tuy nhiên sung là loại quả hiếm, có thể gây dị ứng cho trẻ như tất cả các loại thực phẩm khác, vì thế mẹ nên cho bé tập ăn dần dần, từng chút một để xem phản ứng của bé như thế nào nhé!

VinaOrganic Tổng hợp

[sc:Address]

Chia sẻ ngay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


You've just added this product to the cart: