Bí đỏ có nguồn gốc từ châu Mỹ và được thổ dân xem như là thần dược để chữa trị nhiều bệnh tật và bồi bổ cơ thể. Tên gọi khác là Pumpkin có nguồn gốc từ tiếng Latin, nghĩa là “quả dưa lớn”.
Bí đỏ có chứa tinh bột, protein, carotene, vitamin B, vitamin C, canxi, phốt pho và các yếu tố khác. Không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, bí đỏ còn có tác dụng điều trị rất tốt một số căn bệnh thường gặp.
Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ
Bí đỏ chứa hàm lượng calo và chất béo rất thấp. Trung bình 1 kg bí đỏ thì chứa khoảng 40calo, do vậy bí đỏ là thực phẩm ưu tiên cho việc giảm béo. Loại thực phẩm này còn chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa.
Chỉ cần thưởng thức một chén bí đỏ, chúng ta đã hỗ trợn cho sức khỏe của chính mình. Bí đỏ thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng. Màu vàng tươi của bí là do sự hiện hữu của beta-carotenes. Đây là những chất chống ôxy hóa hữu hiệu do được chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể. Vitamin A có nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể “nâng cấp” lại những tế bào bị tổn hại vì gốc tự do.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những người tiêu thụ thực phẩm giàu beta-carotenes sẽ có tần suất thấp nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cùng với beta-carotenes, thịt bí rợ cũng chứa alpha-carotenes có tác dụng ngăn chặn những căn bệnh thoái hóa như đục thủy tinh thể. Ngoài ra, bí chứa nhiều vitamin C, chất xơ có tác dụng điều hòa huyết áp.
Tốt cho mắt, xương
Bí đỏ rất giàu caroten, trong cơ thể chất này được chuyển hóa thành vitamin A để duy trì thể lực bình thường. Chất khoáng, canxi, kali, natri trong bí đỏ đặc biệt thích hợp cho người già bị bệnh huyết áp, giúp ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, nó cũng chứa phốt pho, magiê, sắt, đồng, mangan, crôm và các yếu tố dinh dưỡng khác giúp xương phát triển.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp tiêu hóa
Bí đỏ có chứa vitamin và pectin có thể loại bỏ các độc tố và vi khuẩn có hại khác trong cơ thể đặc biệt là chất kim loại nặng như chì, thủy ngân và các nguyên tố phóng xạ; pectin bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn, phù hợp cho bệnh nhân dạ dày.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Bí ngô giàu coban, trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy chức năng tạo máu, và tham gia vào việc tổng hợp vitamin B12 – cần thiết trong công tác phòng chống bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Nhuận tràng
Quả bí còn non còn có tác dụng nhuận tràng hơn bí chín. Người mập phì thường táo bón, ăn bí đỏ vừa giảm cân vừa nhuận tràng.
Loại bỏ chất gây ung thư
Ăn bí đỏ còn có tác dụng chống ung thư, và giúp phục hồi chức năng gan và thận. Quả bí chứa nhiều L-trytophan nên được xem là một loại thực phẩm bổ não, đồng thời giúp cơ thể đương đầu với stress. Do chứa một hàm lượng kẽm đáng kể nên cũng hỗ trợ hệ miễn dịch, còn có tác dụng điều trị loãng xương.
Cải thiện da, giúp nhanh liền sẹo
Thành phần các chất chống oxi hóa có trong quả bí ngô giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là các vết viêm nhiễm ở da, giúp da nhanh liền sẹo và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da khác như: eczema, vẩy nến, chàm…
Tốt cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai ăn hoa và hạt bí ngô không chỉ giúp bào thai phát triển tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi, mà còn phòng ngừa và điều trị các chứng phù, tăng huyết áp và các biến chứng khác khi mang thai; phòng chống các bệnh sốt xuất huyết sau sinh.
Hạt bí còn là một chất kháng viêm hữu hiệu, có tác dụng tốt trong những trường hợp viêm khớp và không gây ra những tác dụng phụ. Y học dân gian dùng hạt bí để trị giun. Cọng bí còn là bạn tốt của phụ nữ. Lấy cọng bí đem nấu nước uống sẽ giúp phụ nữ vơi đi nỗi đau trong những ngày “đèn đỏ”.
Ngoài ra, 6 tháng/ lần, bạn lấy hạt bí đỏ nghiền thật mịn, trộn với mật ong và nước ấm để ăn sẽ tẩy được giun. Với những ai có bệnh phì đại tiền liệt tuyến mỗi ngày cũng nên ăn vài hạt bí.
VinaOrganic Tổng hợp
[sc:Address]
Để lại một bình luận