Những bí mật bất ngờ từ trái khế

Có vị chua chua, thanh thanh, khế là một loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất, có dược tính, vừa làm thực phẩm, vừa để chữa bệnh rất tốt.

Quả khế là một loại trái cây dân dã, quen thuộc với nhiều vùng miền, cứ mỗi dịp thu về, các bà, các mẹ vẫn lựa chọn cho gia đình mình những quả khế thơm ngon để ăn giúp giải nhiệt và còn để chế biến những món ăn đặc trưng, hấp dẫn từ khế.

Giá trị dinh dưỡng của khế

Quả khế khá giàu các vitamin và muối khoáng như kali, photpho, magiê… và vị chua của axit tartric, oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch rõ rệt.

Những bí mật bất ngờ từ trái khế

Ở thôn quê, khế thường được trồng cuối vườn, để ăn và làm quà biếu. Mỗi khi nhà có việc, cần làm các món như rau sống, bóp gỏi, kho cá… khế lại đóng vai trò rất quan trọng.

Trung bình mỗi ngày ăn một quả khế có thể đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu..

Tác dụng chữa bệnh từ khế

Tuy giá trị dinh dưỡng của khế không nhiều nhưng lại là loại quả quý. Có lẽ ít ai biết khế còn là vị thuốc chữa bệnh được đông y dùng từ lâu đời. Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương…

Cùng xem quả khế là khắc tinh của những bệnh nào nhé!

Chữa cảm nắng: Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.

Chữa nhức đầu, bí tiểu: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân: Nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não… làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

Những bí mật bất ngờ từ trái khế

Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.

Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.

Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 – 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 – 3 lần để ngậm và nuốt dần.

Chữa ho khan, ho có đờm: Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm. Ngày dùng 4 – 12g.

Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.

Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều axít ôxalic như lá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận.

[sc:Address]

Theo nguoiduatin.vn

Chia sẻ ngay!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


You've just added this product to the cart: